A4 Ngoc Hoi Forum
Chào mừng bạn đến với forum lớp A4 Ngọc Hồi Niên khóa 2010-2013.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng toàn bộ tính năng của forum.
Nếu bạn không có tài khoản vui lòng đăng ký ở trên.

Join the forum, it's quick and easy

A4 Ngoc Hoi Forum
Chào mừng bạn đến với forum lớp A4 Ngọc Hồi Niên khóa 2010-2013.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng toàn bộ tính năng của forum.
Nếu bạn không có tài khoản vui lòng đăng ký ở trên.
A4 Ngoc Hoi Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

nhào zô đoán xem bài này được mấy. xuân diệu_nhà thơ mới

Go down

nhào zô đoán xem bài này được mấy. xuân diệu_nhà thơ mới Empty nhào zô đoán xem bài này được mấy. xuân diệu_nhà thơ mới

Bài gửi by loncondangyeu Wed Mar 14, 2012 8:59 pm

Trong “Thi nhân Việt Nam” nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. qua bài thơ “ Vội vàng” của Xuân Diệu, hãy chứng minh.
Xuân Diệu là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. ông mang đến cho thơ ca một sức sống mới, một hồn thơ mãnh liệt với cái tôi cá nhân và quan niệm nhân sinh mới mẻ về hạnh phúc, tuổi trẻ, thời gian. Bài thơ “Vội vàng” của ông là một ví dụ tiêu biểu chứng minh cho điều đó.
“Vội vàng” được in trong tập Thơ thơ xuất bản năm 1938- là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Diệu.
Mở đầu bài thơ chính là cái tôi cá nhân của Xuân Diệu, thể hiện ước muốn thiết tha mãnh liệt để giữ lại hương sắc của cuộc đời.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn bược gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Tác giả “tắt nắng”, “buộc gió” điều đó là không thể. Nắng , gió vốn thuộc tự nhiên tạo hóa vậy àm tác giả muốn đoạt quyền, can thiệp vào quy luật tự nhiên. Có ước muốn ngông cuồng như vậy sở dĩ là vì ước mơ tạo bạo giữ hương sắc cho cuộc đời.
Dưới con mắt của Xuân Diệu, cuộc đời chính là thiên đường mà cảnh bồng lai ở ngay mặt đất. tại mặt đất “ong bướm”, “tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của càh tơ phơ phất”, chim yến, chim oanh thì luôn quấn quýt , ca hát bản tình si.
“Và này đây náh dáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm Thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như cặp môi gần”.
Hơn thế nữa bức tranh thiên nhiên càng trở nên đáng yêu, đẹp đẽ hơn bởi cảm xúc mãnh liệt của một tâm yêu đời. Chỉ cần ánh sang từ đôi mắt, chỉ cần bắt đầu mỗi buổi sớm là cuộc sống tràn ngập hạnh phúc, đặc biệt là trong thời khắc của tuổi xuân. Tháng giêng là tháng bắt đầu của của mùa xuân hay chính là tháng tuổi xuân. Câu thơ miêu tả mùa xuân với cặp hình ảnh tháng giêng- cặp môi gần là một sáng tạo hết sức mới mẻ, tân kì, là sản phẩm của một cái nhìn mới, một quan niệm mới hết sức Xuân Diệu, tác giả đã trực tiếp lấy con người, tình yêu là chuẩn mực của cái đẹp khác hẳn trong văn hõ jtrung đại thiên nhiên trưng, hoa, mây ngọc làm chuaamr thước đo vẻ đẹp của con người. Xuân Diệu hẳn phải yêu cuộc sống lắm mới gấp gáp, vồ vập trong giọng thơ say đắm, ngây ngất, mới thấy hết cảnh vật- này đây, này đây, và này đây- thấy được sự phong phú đủ đầycủa thiên nhiên tạo vật. Trong giây phút hạnh phúc ấy tác giả như nhận ra điều gì đó, để rồi:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.
Lần đầu tiên dấu chấm “hiên ngang” nằm giữa dòng thơ, dấu chấm ấy như gián tiếp kết thúc sự sung sướng của tác giả để tác giả suy tư và nhận ra quy luật của thời gian- cái nhìn mới về thời gian, tuổi trẻ.
Nếu như các nhà thơ cũ quan niệm thời gian là vòng tuần hoàn, trải tuần tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông lien tiếp, hạnh phúc là vĩnh hằng ở thế giới bên kia và thế giới này họ ung dung tự tại thì Xuân Diệu lại có quan niệm hoàn toàn khác:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.
Xuân Diệu nhận thấy rằng thời gian là tuyến tính. Qua các cặp từ đối tới- qua, non-già ta như thấy bước đi của thời gian mà Xuân Diệu nhắc đến. khi xuân chớm nở Xuân Diệu đã thấy sự ra đi của tuổi xuân, khi xuân còn sinh sôi Xuân diệu đã thấy sự già nua, tan tác, lụi tàn ủa của tuổi xuân. Giọng thơ của tác giả ở đoạn thơ thứ ba này bỗn trầm, chậm lại bởi sự đối lập của tuổi trẻ với dòng thời gian của đất trời, giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái vô hạn.
« Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Phải là người ý thức được cái đẹp, phải biết thiết tha khao khát cuộc sống lắm, Xuân Diệu mới sợ thời gian cướp đi tuổi xuân của mình. Tâm trạng lo sợ của con người như lan tỏa khiến cảnh vật cũng trở nên một bức tranh buồn thương, chia ly, tan tác. Khắp sông cao núi sâu, giữa lá và gió đều có khoảng cách của buổi tiễn biệt. chim yến, chim oanh trước cất bản tình si thì nay bỗng đứt bởi nỗi niềm lo sợ “ sợ độ phai tàn sắp sửa”. xuân Diệu cảm nhân được từng giây phút thời gian thời gian đang chia tay vơi không gian, ông nuối tiếc thời gian ngya trong tuổi trẻ, nuối tiếc hạnh phúc ngay trong hạnh phúc.
Xuân Diệu hiểu rất rõ sự trôi chảy trong thời gian, tàn phai của tuổi trẻ, bất trắc trong cuộc đời vì vậy mà ông ham hố sống, ông cuồng nhiệt đánh thức mọi giác quan, chạy đua để tận hưởng. ông giúc mọi người “mau đi thôi”. Cũng là cuộc chạy đua trên cái xu thế thế đang trôi của thời gian nhưng cuộc chạy đua của Xuân Diệu hoàn toàn khác với cục chạy đua của Hàn Mặc Tử . hàn Mặc Tử ước ao một thứ có thể ngược dòng, không chỉ là dongfddong, dòng trăng mà là dòng thời gian.
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”.
Hàn Mặc Tử hiểu được căn bệnh của mình nên với ông giờ đây sống là để chạy đua với thời gian. Ông luôn tranh thủ từng ngày, từng bữa trong cái quỹ thời gian quá ít ỏi của mình còn Xuân Diệu cách sống chạy đua chính là để tận hưởng , để “ôm”
“TA muốn ôm”
Ông muốn ôm gì vậy?
“ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”.
Từ cái “tôi” cá nhân mạnh mẽ như muốn xoay vần cả thế giới Xuân Diệu chuyển đến cái chung “ta” một cách nhịp nhàng. Điệp từ “ta muốn” được nhắc đi nhắc lại kết hợp với các động từ cấp độ tăng dần “ôm”, “riết”, “thâu” tạo nên nhịp thơ nhanh gấp, tươi vui, trẻ trung. Đặc biệt hơm là ông “muốn cắn” xuân hồng, muốm bám lấy, giữ lấy, sống mãi trong tuổi trẻ.
Với thể thơ tự do, giọng điệu ngôn ngữ trẻ trung Xuân Diệu tạo ra nhịp điệu linh hoạt cho bài thơ. Với ảnh hưởng thơ tượng trưng Pháp, Xuân Diệu đã bộc lộ cái tôi mạnh mẽ. và với quan niệm mới mẻ về thời gian, hạnh phúc, tuổi trẻ Xuân Diệu đã để lại cho thế hệ trẻ bài học sâu sắc về tình yêu cuộc sống, cách thức sống: vội vàng, cuống quýt, khao khát, cuồng nhiệt để tận hưởng hết hạnh phúc ở đời. xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
loncondangyeu
loncondangyeu
Học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học

Tổng số bài gửi : 13
Điểm : 22
Được cảm ơn : 5
Ngày gia nhập Forum : 07/11/2011
Tuổi : 28
Đến từ : xóm mới

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết